Định nghĩa Squat là gì.
Squat là động tác được biết đến từ lâu đời và là động tác nổi tiếng nhất trong tập thể hình, nó được gọi là vua của các bài tập tạ. Nó nổi tiếng là vì tác dụng cực tốt mà nó đem lại cho bạn. Bạn cần tăng sức mạnh, sự phối hợp của các bộ phận cơ thể, tăng cơ bắp hay thậm chí là phục hồi chức năng sau chấn thương thì Squat đều có thể giúp bạn. Hầu hết các vận động viên nổi tiếng đều phải tập luyện Squat mới có được thành công như vậy.
Vậy tập Squat có những lợi ích gì ?
– Tăng cường hormon.
– Tăng cường cho xương khớp
– Tăng cường và củng cố sức mạnh cho các nhóm cơ chính (core).<
– Giúp đốt cháy Calo hiệu quả.
– Huy động nhiều nhóm cơ lớn để vận động.
Ai không nên tập Squat ?
Nếu bạn là người hoàn toàn không bị bệnh về xương khớp, không bị gãy xương, rách dây chằng…thì bạn hoàn toàn có thể tập động tác Squat. Trừ các trường hợp chấn thương nhẹ và cần tập để phục hồi chức năng.
Giày tập squat
Có 1 đôi giày tập squat chất lượng sẽ giúp bạn đẩy tạ được tốt hơn. Sử dụng các loại giày không dành cho tập tạ sẽ khiến bạn tốn sức hơn khi đẩy và khiến bạn mất ổn định dễ dẫn đến các chấn thương ngoài ý muốn.
Do vậy, hãy mua những đôi giày chuyện cho việc tập tạ nhé. Hãy chọn các đôi giày có đế cứng là tốt nhất.
Đai lưng
Một chiếc đai chắc chắn sẽ giúp bạn đẩy được mức tạ nặng hơn bình thường và bảo vệ lưng của bạn an toàn nữa.
Đai lưng giúp kích hoạt cơ bụng tốt hơn, hãy đeo nó ngang bụng của bạn, nơi phình ra khi bạn hít vào, đừng đeo quá thấp quá. Nên chọn loại đai sử dụng khóa kim loại thay vì loại đai dán và nên dày ít nhất 10-13mm và rộng khoảng 10cm.
Bao đầu gối
Mục đích duy nhất của nó là bảo vệ khớp gối của bạn.
Phấn tập
Phấn tập ở phòng tập Việt Nam hơi khó tìm thấy, trừ 1 số phòng tập chuyên dụng. Phấn tập có tác dụng giúp cho thanh tạ cố định vị trí trên lưng của bạn hơn. Nếu có thì tốt còn không thì bạn có thể giữ chắc bằng tay của mình cũng được.
Băng đeo cổ tay
Cái này chỉ cần thiết khi bạn áp dụng kĩ thuật Squat Low Bar mà thôi, còn nếu bạn quen tập High Bar thì không cần thiết cho lắm. Băng đeo cổ tay giúp bạn cổ tay của bạn thẳng hàng với khuỷu tay hơn giúp tránh bị đau cổ tay khi tập luyện.
Khi quấn cổ tay, hãy nhớ là quấn cả trên và dưới cổ tay nhé, như vậy thì mới có hiệu quả bảo vệ.
Cách thực hiện động tác
Chuẩn bị
Trước khi vào Squat, bạn cần đặt thanh tạ lên lưng 1 cách hợp lý sao cho trọng tâm dồn vào giữa 2 lòng bàn chân của bạn. Hít 1 hơi thật sâu và siết mông lại rồi mới nhấc tạ ra khỏi giá đỡ.
Sau khi đứng ổn định, bước về sau 3 bước.
- Bước 1 chân về sau 1 bước nhỏ.
- Sau đứng chắc chắn, bước tiếp chân kia về sau 1 bước dài hơn.
- Bước chân đầu tiên về sau ngang bằng với bước thứ 2.
Sau khi 2 chân ngang nhau, bạn điều chỉnh nó lại 1 chút để vào tư thế thoải mái nhất. Độ rộng không nên quá rộng hoặc quá hẹp. Vị trí đặt chân giống với tư thế bạn chuẩn bị bật nhảy tại chỗ là được.
Chú ý mũi bàn chân, không để mở rộng quá nhiều đến mức 45 độ, đó là quá rộng. Để biết góc mũi chân phù hợp là sau khi bước ra sau xong, siết mông lại thì mũi chân sẽ tự xoay theo. Đó chính là vị trí của bạn.
Hít thở
Hít thở trong tập thể hình rất quan trọng, và trong Squat nó đặc biệt quan trọng vì nếu bạn giữ không đủ hơi thì bạn sẽ đẩy tạ khó khăn hơn và dễ gặp chấn thương lưng hơn.
Trước khi bắt đầu, hãy hít 1 hơi thật sâu, sâu nhất bạn có thể và giữ chặt trong khoang bụng và gồng cơ bụng thật chặt (như thể có ai chuẩn bị đấm vào bụng của bạn vậy).
Phần hông (Hip Drive)
Squat không chỉ đơn giản là đứng lên ngồi xuống, nó còn là đẩy tới trước và ra sau. Một khi bạn đã hít 1 hơi thật sau, siết cơ bụng, cơ mông và bắt đầu đẩy hông của bạn ra sau và ngồi xuống giữa 2 chân.
Bằng cách sử dụng phần hông, mông, đùi sau và lưng dưới bạn sẽ đưa các nhóm cơ mạnh nhất và lớn nhất tham gia vào động tác này. Khi đạt đến độ sâu, giữ được tư thế vững chắc bạn nên giữ cho lưng của mình thẳng tự nhiên.
Khi đi lên, đừng nghĩ là chỉ đẩy tạ lên. Hãy nghĩ đến việc siết mông lại và đẩy hông tới trước. Ngay cả khi ngồi xuống bạn vẫn có thể khóa mông lại bằng cách đẩy hông về trước.
Khi lên thẳng nhớ siết cơ mông lại để đưa cột sống và hông trở lại thẳng hàng.
Đầu gối
Đừng để đầu gối đẩy về trước quá xa, nó sẽ khiến bắp chân bị siết lại và khiến bạn bị nghiêng tới trước quá nhiều và nguy cơ bị cong lưng xảy ra, điều này là rất nguy hiểm.
Đẩy gối quá xa cũng khiến bạn không xuống được sâu và điều này thì không phát huy được sức mạnh và sự phì đại cần thiết khi tập Squat.
Góc của lưng
Việc góc độ thẳng lưng của từng người là khác nhau, nó tùy vào cấu trúc xương của từng người. Ngươi có chân dài, thân ngắn thì bạn sẽ nghiêng tới trước nhiều hơn và ngược lại. Chỉ cần bạn có gắng duy trì sự thẳng lưng tự nhiên của bạn là được, đừng để nghiêng về trước quá nhiều là ổn.
Độ sâu khi Squat
Squat sâu tới mức nào thì tốt ?. Bạn sẽ được trả lời là càng sâu càng tốt. Tuy nhiên không phải ai cũng làm được.
Nếu bạn đang tập cho đầu gối của mình thì hãy tập ít nhất là đùi phải song song với sàn nhà (hông thấp hơn đầu gối). Xương bánh chè sẽ phải chịu áp lực đè nặng rất lớn, và khi xuống song song bạn sẽ chuyển được các áp lực này sang các cơ đùi, mông và Hip flexor. Ngoài ra, nếu không xuống song song thì bạn dễ bị mất cân bằng ở chân, dễ gây ra chấn thương đầu gối.
Đường đi của thanh đòn
Thanh đòn dù đi lên hay đi xuống cũng cần giữ vị trí gần nhất với đường thẳng giữa lòng bàn chân. Bằng cách đó bạn sẽ giữ cho trọng tâm luôn được tối ưu để đẩy tạ được tốt nhất.
Vị trí thanh đòn trên vai
Có 2 vị trí là Low Bar và High Bar. Bạn có thể đọc bài viết so sánh squat Low Bar và High Bar để hiểu rõ hơn nhé.
Cách đặt chân và thanh đòn đúng
Về căn bản thì bạn càng đứng hẹp chân thì các cơ đùi trước bị áp lực càng nhiều, còn mở rộng thì cơ đùi trong, đùi sau và lưng sẽ được rèn luyện.
Cơ đùi sau sẽ chuyện từ màu cam sang đỏ theo chiểu từ phải sang trái, chỉ khi nào mà hai chân bạn chạm vào nhau thì hai mũi bàn chân mới để song song thẳng hướng trước mặt, còn lại thì bạn hãy để mũi chân hướng xéo 1 góc tuỳ ý bạn sao cho bạn thấy thoải mái khi đứng là được.
Một số lưu ý khi tập
Tư thế chân có ảnh hưởng trực tiếp tới vị trí để thanh đòn, dưới đây là một số vị trí:
– Từ vị trí chân hẹp (nhỏ hơn vai): Bạn sẽ dùng tư thế Hight bar (thanh đòn đặt trực tiếp lên trên cầu vai) và bạn cần phải Squat sâu hơn (ATG Squat – Ass to grass) còn được gọi là Olympic Squat.
– Nếu chân rộng bằng vai hoặc hơn: Bạn sẽ đặt thanh đòn thấp hơn trên cơ cầu vai để sử dụng thêm Hip Drive. Đây gọi là tư thế Power Squat. Chú ý đầu gối hướng theo hướng mũi bàn chân nhé.
Nếu muốn tập Power Squat thì bạn có thể tập Box Squat (một biến thể khác). Hãy chọn 1 cái Box/Bench mà bạn có thể ngồi với đùi song song với mặt sàn hoặc hơn 1 chút.
Có nên sử dụng ATG khi tập Power Squat không?
Nếu bạn làm được thì cứ tập thôi, nhưng đa phần là ít người làm được chuyện đó. Do Power Squat sẽ khiến cơ thể bạn ngả về trước khiến cho đùi và thân trên bị kéo căng.
Về góc độ hợp lý khi Squat thì cũng khá khó nói. Bạn có thể xem tấm hình dưới đây.
Ở bên phải là Power Squat (Low Bar), giũa là Olympic Squat (Hight Bar). Ở tư thé Hight Bar bạn có thể thấy góc cơ thể khá lớn, dễ dàng xuống thấp hơn. Nên nếu có gắng xuống thấp ở tư thế Low Bar sẽ rất dễ bị mất thăng bằng.
Vậy nên tập Power hay Olympic Squat ?
Tuỳ vào mục đích của bạn là Sức mạnh hay cho Cơ bắp mà bạn lựa chọn. Olympic thì nghiêng về sức mạnh cho cơ đùi, còn Power thì gia tăng sức khoẻ. Vậy nếu có thể thì chơi luôn hai món nhé.
Một số lỗi cơ bản cần chú ý
– Không gồng lưng: Bạn bỏ phí đi một phần sức mạnh và gây sai lệch tư thế.
– Không cong lưng về phía sau: Dễ gây chấn thương lưng.
– Để đầu gối hướng vào trong khi Squat: Giảm sức mạnh của cơ mông, dễ gây chấn thương đầu gối.
– Không ngồi về sau: Dễ nhón gót, mất thăng bằng.
– Rung mông: Do xuống quá nhanh hoặc không giữ được thăng bằng, gây nguy hiểm cho lưng.
Vậy nên hãy tập từ cơ bản đến nâng cao, từ tạ nhẹ đến nặng, và nếu có thể hãy quay phim lại để xem bạn có lỗi gì, đừng chỉ nhìn qua gương.
Bạn có thể không cần phải sử dụng tới các trang phục bổ trợ như giày, đai lưng, băng gối và bộ đồ chuyên dụng. Chỉ khi nào bạn trở thành chuyện nghiệp thì mới phải cần tham khảo thêm.
Một số biến thể của Squat
1. Hack Squat:
Dùng thanh đòn để sau lưng và Squat như hình.
2. Pistol Squat: Bạn sẽ Squat bằng 1 chân và có thể cầm thêm tạ trên tay.
3. Font Squat: Nửa bài đầu trong các cuộc thi cử tạ bạn thường thấy. Với động tác này có lời khuyên cho bạn là nên hướng cùi chỏ song song với mặt đất nha.
4. Zercher Squat: Như Font Squat chỉ khác là dùng khuỷu tay thay vì vai.
5. Bulgarian Split Squat: Squat bằng 1 chân và cần có khả năng thăng bằng tốt.