Miếng bảo hộ răng (mouthguard) là một trong những vật dụng cần thiết cho vận động viên của các bộ môn võ thuật như boxing, kickboxing, muay Thái, taekwondo…

Không chỉ dùng cho môn boxing, taekwondo… một số môn thể thao va chạm khác như bóng bầu dục, khúc côn cầu cũng khuyến cáo các vận động viên nên sử dụng miếng bảo hộ răng để đảm bảo an toàn khi thách đấu.

Dụng cụ bảo vệ hàm là gì?

Theo TS. BS Võ Văn Nhân, Giám đốc Trung tâm Nha khoa Nhân Tâm: “Dụng cụ bảo hộ hàm hay còn được gọi là máng bảo vệ hàm là một vật được làm bằng nhựa dẻo, ôm khít lấy hàm răng của người sử dụng. Tác dụng của đồ vật này là làm giảm tác động của ngoại lực lên răng miệng (như lực từ cú đấm)”.

goi y cho ban cach lua chon mieng bao ho ham rang khi luyen tap boxing
Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Văn Nhân, Giám đốc Trung tâm Nha khoa Nhân Tâm. (Ảnh: Văn Hiếu)

Nếu không có dụng cụ bảo vệ hàm, ngoại lực từ các cú đấm, đá, các va đập mạnh sẽ có thể làm gãy răng và chấn thương lên môi, lưỡi, mặt và xương hàm. Ngoài ra, dụng cụ bảo vệ hàm còn giữ được các mô thịt mềm trong miệng, tạo khoảng cách để chúng không bị răng cắn phải. Từ đó tránh được tình trạng má và môi bị rách, bầm, nhất là cho những người đang mang các thiết bị chỉnh hình răng (niềng răng).

Thông thường, người ta thường đeo dụng cụ bảo vệ hàm khi tham gia chơi các môn thể thao tiếp xúc như boxing, taekwondo, bóng chày hay trượt ván…

Có những loại dụng cụ bảo vệ hàm nào?

Bác sĩ Nhân cho biết, hiện tại trên thị trường có 3 loại dụng cụ bảo vệ hàm phổ biến, đó là:

Dụng cụ bảo vệ hàm làm sẵn: Loại này có ở hầu hết các cửa hàng bán dụng cụ, trang thiết bị thể thao. Tuy nhiên kích cỡ của chúng không phong phú (thường chỉ có 3 loại kích cỡ là nhỏ, trung bình và lớn).

goi y cho ban cach lua chon mieng bao ho ham rang khi luyen tap boxing
(Ảnh:AliExpress)

Dụng cụ bảo vệ hàm nhiệt tự khít: Loại sản phẩm này cũng có thể tìm thấy tại những cửa hàng thể thao, và chúng cũng không đa dạng về kích cỡ. Để sử dụng chúng, bạn sẽ luộc trong nước sôi nhằm làm mềm rồi sau đó đưa vào miệng cắn lại để tạo thành dấu bề mặt răng.

Loại dụng cụ bảo vệ hàm thiết kế: Bạn sẽ phải đến các trung tâm nha khoa, sau đó bác sĩ thiết kế riêng cho bạn một dụng cụ bảo vệ hàm theo ý. Khi đeo vào, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn, so với các sản phẩm trên, dụng cụ bảo vệ hàm được bác sĩ thiết kế sẽ ôm khít sát vào răng miệng của bạn.

Lựa chọn, sử dụng và bảo quản dụng cụ bảo vệ hàm ra sao?

TS. BS Võ Văn Nhân gợi ý: “Những yêu cầu tối thiểu khi lựa chọn một miếng bảo vệ răng lý tưởng đó là không gây cản trở hô hấp và nói chuyện, cố định ở trên răng kể cả khi người đeo vận động. Đồng thời vật dụng phải có độ bền cao, dễ lau chùi và không có mùi, vị khó chịu”.

“Trong trường hợp người sử dụng cảm thấy đau, khó chịu thì cần dừng ngay việc đeo dụng cụ bảo vệ hàm để tránh xảy ra các hậu quả đáng tiếc. Với thanh thiếu niên thì cần thường xuyên thay các dụng cụ này hơn vì xương hàm đang trong thời gian phát triển và chưa hoàn thiện hoàn toàn”, tiến sĩ Nhân cho biết thêm.

goi y cho ban cach lua chon mieng bao ho ham rang khi luyen tap boxing
(Ảnh: dranardi.com)

Việc giữ cho dụng cụ bảo vệ răng miệng luôn sạch sẽ và và khô ráo là điều rất quan trọng, dưới đây là một số điều bạn cần ghi nhớ để có thể bảo quản và sử dụng mouthguard tốt hơn:

  • Sau khi sử dụng cần làm sạch dụng cụ này bằng cách rửa nước ấm (không nóng) và xà phòng.Sau đó ngâm vào dung dịch súc miệng để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
  • Bảo quản dụng cụ này khi không sử dụng trong một hộp nhựa thật thoáng. Hộp phải có nhiều lỗ thoáng khí để dụng cụ bảo vệ hàm luôn được khô ráo.
goi y cho ban cach lua chon mieng bao ho ham rang khi luyen tap boxing
(Ảnh: AliExpress)
  • Nhiệt độ cao sẽ tác động và ảnh hưởng xấu đến dụng cụ bảo vệ hàm. Do đó bạn không nên để ở nơi có ánh nắng chiếu lên trực tiếp hoặc để trong xe hơi đóng kín cửa.
  • Không bẻ cong dụng cụ bảo vệ hàm khi cất giữ.
  • Không sử dụng dụng cụ bảo vệ hàm của người khác vì mỗi người sẽ có một kích cỡ hàm răng khác nhau.
  • Trong trương hợp có vấn đề xảy ra với dụng cụ bảo vệ hàm của bạn thì cần gọi ngay cho nha sĩ.
Mất nguyên hàm răng vì dùng miếng bảo hộ dỏm

Đó là một tai nạn hy hữu xảy ra trong trận đấu giữa hai võ sĩ Asikerbai Jinensibieke và Marcelo Costa thuộc hạng Featherweight. Sau hàng loạt các pha ra đòn của đối thủ, nguyên hàm răng của võ sĩ Asikerbai Jinensibieke đã bị gãy, trong đó có 3 chiếc răng giả.

goi y cho ban cach lua chon mieng bao ho ham rang khi luyen tap boxing
(Báo mới)

Được biết, nguyên nhân xảy ra tai nạn này là do võ sĩ Trung Quốc đã dùng dụng cụ bảo hộ răng kém chất lượng. Chắc chắn sau trận đấu này, Asikerbai sẽ phải tốn thêm một khoản chi phí không nhỏ để đến gặp nha sĩ nhằm phục hồi lại nguyên vẹn hàm răng cho mình.

Theo Đời sống & Pháp lý

 

Bình luận